Chiều cao và cân nặng được xem là hai yếu tố quan trọng quyết định đến tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ ở độ tuổi lên 2 được xem là giai đoạn bứt tốc chiều cao mạnh mẽ. Vậy theo tiêu chuẩn, bé 2 tuổi nên có chiều cao là bao nhiêu? Nếu các bố mẹ cũng đang thắc mắc vấn đề này, hãy cùng Sức khỏe gia đình tìm hiểu ngay bài viết bên dưới.
Chiều cao của mỗi trẻ trong độ tuổi này sẽ có những sự khác biệt nhất định. Có những trẻ mũm mĩm, ú tròn lại có những trẻ cao gầy, nguyên nhân có thể đến từ gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, vận động và thói quen sinh hoạt. Các thông số về chiều cao cũng có sự phân chia rõ rệt về giới tính như:
Bé lên 2 tuổi chiều cao và cân nặng bao nhiêu là đạt chuẩn?
Theo bảng thông số chiều cao và cân nặng chuẩn của từng độ tuổi từ WHO, bé trai 2 tuổi sẽ có chiều cao trung bình là 86,8cm. Đối với các bé có chiều cao thấp hơn 80cm được xếp vào nhóm trẻ còi cọc, cần được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương hướng điều trị kịp thời. Ngược lại, những bé có chiều cao vượt trội, tăng trưởng quá nhanh trên 1m cũng được xem là một dấu hiệu đáng báo động, trẻ có thể bị u tuyến yên, mất kiểm soát trong việc gia tăng hormone tăng trưởng.
Chiều cao trung bình của bé gái là 85,5cm, so với chiều cao của bé nam thì thấp hơn khoảng 1,3cm. Điều này có thể giải thích vì kết cấu khung xương nữ giới sẽ nhỏ hơn nam giới. Nếu bé gái có chiều cao dưới 75cm và cao hơn 1m, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị nhanh chóng.
Song hành và cân đối với chiều cao là chỉ số về cân nặng. Đối với bé trai 2 tuổi cao 86,8cm sẽ có cân nặng tiêu chuẩn là 12,5kg và bé gái 2 tuổi cao 85,5cm sẽ là 12kg. Nếu cân nặng của bé vượt quá 20% cân nặng tiêu chuẩn, bé rất có thể đang trong giai đoạn thừa cân, béo phì và nếu thấp hơn 20% trẻ sẽ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất.
Cân nặng và chiều cao của trẻ có thể xê dịch lên xuống, tuy nhiên nếu các chỉ số chênh lệch quá nhiều sẽ là báo động cho tình trạng sức khoẻ. Thế nên trong giai đoạn này, bố mẹ cần quan sát và chú ý kỹ các thông số về cân nặng chiều cao của trẻ trong mỗi tháng, mỗi quý.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng (32%) trong quá trình trẻ phát triển về thể chất và trí tuệ, đặc biệt là phát triển xương. Bố mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng, đa dạng dưỡng chất với nhiều nhóm thực phẩm như tinh bột - chất đạm - chất xơ - vitamin và khoáng chất.
Để hỗ trợ cho cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và không làm bé có cảm giác lười ăn, chán ăn, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn. Với 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ, khẩu phần ăn trong mỗi bữa vừa đủ, không ép trẻ ăn quá nhiều, quá no. Trong các bữa ăn mẹ nên bổ sung thêm rau xanh, trái cây và các loại hạt ngũ cốc cho trẻ. Mẹ cũng có thể thay đổi cách nấu nướng, chế biến, trang trí thú vị để kích thích sự tò mò và khẩu vị của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng đa dạng các nhóm chất, hỗ trợ trẻ phát triển thể chất và trí tuệ
Thay vì những món chiên rán nhiều dầu mỡ, mẹ nên hạn chế và thay vào đó là các phương pháp nấu nướng lành mạnh hơn như hấp, luộc, chưng, kết hợp rau củ, trái cây làm sinh tố, bánh ngọt… Ở độ tuổi này, bố mẹ cũng không quên bổ sung đầy đủ hàm lượng sữa cho trẻ. Theo các bác sĩ, trẻ ở độ tuổi lên 2 cần bổ sung từ 600 - 800ml sữa, chia thành bữa nhỏ uống trong ngày. Không nên lạm dụng cho trẻ uống quá nhiều sữa sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Ngoài ra, bố mẹ cũng không quên bổ sung cho trẻ đủ hàm lượng canxi khoảng 700mg mỗi ngày từ các loại thực phẩm như sữa, rau có màu xanh đậm, hải sản, lòng trắng trứng, phô mai, sữa chua… Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể kết hợp bổ sung thêm các dòng thực phẩm chức năng bổ sung canxi và các dưỡng chất hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.
Song song với việc cho trẻ uống sữa, bố mẹ cũng không quên bổ sung đủ lượng nước trong ngày cho trẻ. Điều này sẽ giúp các dưỡng chất được di chuyển dễ dàng đến tế bào, bài tiết và thải độc, giúp các khớp xương vận động linh hoạt hơn.
Bên cạnh yếu tố về dinh dưỡng, chiều cao và cân nặng của trẻ lên 2 còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, chẳng hạn như:
Theo nhiều nhà di truyền học, trong cơ thể con người có hơn 700 gen quy định về chiều cao. Thông thường các mã gen của bố mẹ sẽ di truyền cho con cái, yếu tố này quyết định đến 23%. Nếu bố mẹ sở hữu chiều cao nổi trội, tỷ lệ phần trăm con cái kế thừa gen cao là rất lớn. Ngược lại, khi bố mẹ có chiều cao khá khiêm tốn, con cái cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều.
Bên cạnh chiều cao, cân nặng của trẻ cũng chịu sự tác động từ gen di truyền. Theo nhiều nghiên cứu, khi bố mẹ béo phì con cái của họ cũng rất dễ thừa cân, tăng cân hơn so với những đứa trẻ đồng trang lứa. Khi bố hoặc mẹ béo phì đứa trẻ sẽ có nguy cơ tăng cân lên đến 50%. Tỉ lệ này sẽ được nâng cao 80%, khi cả bố lẫn mẹ đều đang dư thừa cân nặng.
Lo lắng khi con yêu chẳng đạt tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao, bố mẹ nên tập trung thay đổi 4 yếu tố chính về di truyền - dinh dưỡng - vận động và giấc ngủ. Trong đó, vận động chiếm đến 20%, các động tác chạy nhảy, bật cao… sẽ kích thích quá trình gia tăng hormone tăng trưởng, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, gia tăng sức bền và độ dẻo dai cho xương khớp.
Với lứa tuổi lên 2, bố mẹ có thể cho trẻ vận động thường xuyên mỗi ngày với tần suất từ 20 - 30 phút. Mỗi tuần nên dành ra từ 3 - 5 buổi luyện tập, thời gian còn lại để cơ thể nghỉ ngơi và thư giãn. Một vài bộ môn thể thao thích hợp cho trẻ trong giai đoạn này là bơi lội, nhảy dây, chạy bộ, đi bộ, số số động tác giãn cơ đơn giản…
Đu xà cũng là một trong những bộ môn hỗ trợ phát triển chiều cao và tăng sức bền cho trẻ.
Trong suốt quá trình luyện tập, bố mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây để hỗ trợ tối đa hiệu quả của vận động tác động lên cân nặng và chiều cao:
Khởi động nhẹ nhàng trước khi luyện tập, để tránh những chấn thương không đáng có xảy ra trong suốt quá trình tập.
Có thể chia nhỏ khoảng thời gian vào 15 phút buổi sáng và 15 phút buổi chiều, để trẻ có thể làm quen dần với cường độ tập luyện.
Nên bổ sung đầy đủ lượng nước cho trẻ trước trong và sau quá trình tập luyện.
Nên luyện tập vừa sức, không lạm dụng khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, làm trẻ giảm hứng thú cho các buổi tập sau.
Bố mẹ nên chọn lựa những bộ trang phục có chất liệu thoải mái, co giãn và thấm hút mồ hôi tốt.
Đồng hành cùng bé trong các buổi tập, vừa hỗ trợ sửa các động tác, quan sát bé luyện tập, vừa gắn kết sợi dây tình cảm gia đình.
Có thể nhiều bố mẹ chưa biết, một giấc ngủ ngon và sâu sẽ hỗ trợ quá trình sẽ hồi phục thể lực, gia tăng quá trình sản sinh nội tiết tố tăng trưởng. Trẻ ở độ tuổi này cần nên ngủ sớm trước 10h tối và ngủ đủ từ 11 - 14 tiếng mỗi ngày. Thông thường, trẻ sẽ ngủ khoảng 10 - 12 tiếng vào ban đêm và 1 - 2 tiếng vào ban ngày.
Giấc ngủ sâu vào ban đêm sẽ giúp cho tuyến yên có điều kiện thuận lợi sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng, giúp phát triển chiều dài của xương. Để tạo cho trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu, bố mẹ nên đảm bảo một vài yếu tố như sau:
Hạn chế cho trẻ ăn quá no hoặc ăn trước khi đi ngủ.
Cho trẻ uống 1 ly sữa ấm trước thời gian đi ngủ khoảng 30 phút.
Đảm bảo yếu tố vệ sinh trong không gian ngủ của trẻ.
Điều chỉnh ánh sáng, âm thanh và nhiệt độ thích hợp giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc.
Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Hầu hết các bữa ăn trong ngày, đều không cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện. Thế nên, bố mẹ đã tìm hiểu thêm các giải pháp hỗ trợ và bổ sung cho bé yêu. Tại các nước phát triển, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn được ưu tiên sử dụng cho trẻ từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành và về già.
Tuy nhiên với những trẻ còn quá nhỏ, việc lựa chọn cho bé sử dụng thực phẩm chức năng cũng khiến khá nhiều phụ huynh lo lắng và e dè. Bởi không biết độ tuổi trẻ đã được sử dụng hay chưa, sản phẩm có những tác dụng phụ nào không tốt ảnh hưởng đến sức khoẻ non nớt của trẻ không? Để thận trọng trong quá trình sử dụng, bố mẹ hỏi qua ý kiến của bác sĩ, để được tư vấn và chọn ra dòng sản phẩm thích hợp cho trẻ.
Xem thêm: Viên uống tăng chiều cao NuBest Tall Kids
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ trong độ tuổi từ 2 - 9
Để lựa chọn cho trẻ những dòng sản phẩm thực phẩm chức năng phù hợp, bố mẹ nên chú ý các điểm sau:
Ưu tiên các thương hiệu sản phẩm đến từ các công ty, tập đoàn nổi tiếng.
Rà soát bảng thành phần sản phẩm, chọn lựa các dòng có chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính và an toàn cho sức khỏe của trẻ khi sử dụng lâu dài.
Xem xét các giấy chứng nhận về chất lượng sản xuất, chất lượng thành phần, các báo cáo kiểm tra mức độ an toàn.
Lựa chọn các địa điểm mua hàng, nhà phân phối chính hãng. Tuyệt đối không lựa chọn những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, thành phần không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Sử dụng điều đặn, đúng liều lượng, thời gian quy định từ nhà sản xuất.
Không nên lạm dụng cho trẻ sử dụng quá nhiều loại thực phẩm chức năng trong một giai đoạn hoặc sử dụng quá liều. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe, cân nặng và chiều cao đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm chức năng, bố mẹ cũng không quên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen sinh hoạt khoa học, vận động thường xuyên.
Với bài viết này, Sức khoẻ gia đình đã giải đáp cụ thể cho bố mẹ câu hỏi bé 2 tuổi cao bao nhiêu là vừa? Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ đã giúp ích một phần nhỏ, giúp bố mẹ có thể kiến thức và kinh nghiệm để chăm con cao khỏe, thông minh vượt trội.