Khi con chào đời cũng là niềm hạnh phúc lớn lao của các ông bố, bà mẹ nhận được. Thế nhưng bên cạnh đó thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng luôn vấn đề mà bố mẹ cần quan tâm, nhất là những bậc cha mẹ mới lên “thiên chức” này lần đầu, còn nhiều điều bỡ ngỡ từ quá trình cho bé ăn, ngủ đến vui chơi. Để có sự chuẩn bị tốt nhất, sau đâu là những kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ nào cũng nên biết.
1. Cách bế trẻ sơ sinh
Có không ít người cảm thấy lúng túng trong việc bế em bé khi mới chào đời, đặc biệt với những người mới làm cha mẹ lần đầu thì còn có một chút sợ hãi với việc làm này. Để xua tan đi nỗi lo lắng đó, các mẹ cần chú ý, vì cổ của trẻ sơ sinh còn yếu nên cha mẹ cần giữ tay mình đỡ cổ bé khi bế, cũng bởi lúc này trẻ chưa thể tự giữ thẳng cổ, chính vì vậy ba mẹ cần có nhiệm vụ là một tay đỡ cổ, còn một tay đặt dưới hông.
Khi bế bé mẹ cần giữ thẳng cổ, một tay đỡ cổ, tay còn lại đặt dưới hông
Với các điểm mềm trên đầu bé sơ sinh cha mẹ cũng cần lưu ý nên hạn chế chạm vào chúng. Hãy để bé cảm thấy an toàn bằng cách bế bé gần với ngực của cha mẹ.
2. Mẹ cần phải tự chăm sóc bản thân tốt
30 ngày đầu tiên của trẻ sơ sinh cũng là giai đoạn bé bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Do đó, ở thời điểm này, ba mẹ hãy chăm sóc bản thân mình thật tốt có như vậy mới đủ sức khoẻ đẻ chăm sóc con.
Cụ thể, sau khi sinh, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ để đảm bảo sức khoẻ cũng như có sữa cho con bú. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khoẻ nhé, tốt nhất giấc ngủ của mẹ nên song hành với bé, tức là khi đợi bé ngủ xong là mẹ ngủ để giúp mẹ khoẻ hơn khi chăm sóc con lúc thức.
3. Cách quấn khăn trẻ sơ sinh
Đây là cách tốt để giúp trẻ bình tĩnh và thoải mái hơn. Do đó, mẹ hãy cùng tham khảo cách quấn khăn sau đây nhé!
Bước 1: Chuẩn bị chiếc khăn mềm mại, có kích thước khoảng 70x70cm. Sau đó,trải khăn trên mặt phẳng an toàn và chắc chắn.
Bước 2: Đặt khăn hình thoi và đối diện với mắt nhìn.
Bước 3: Gấp góc trên cùng của hình thoi xuống khoảng 20cm. Sau đó, mẹ hãy đặt bé nằm vào giữa tấm khăn sao cho lưng và cổ bé đề nên mép gấp.
Bước 4: Hãy đặt tay phải của bé xuôi theo cơ thể và kéo góc trái của tấm khăn phủ lên tay phải cũng như cơ thể bé. Sau đó, vòng khăn qua tay trái xuống lưng, gài khăn lại.
Bước 5: Phần dưới của khăn gập lên và để khăn bao bọc toàn bộ cơ thể bé. Sau đó kéo phần còn lại của khăn vòng qua người bé và gài lại.
Cách quấn khăn đúng giúp bé thoải mái hơn
4. Cách giúp bé ợ hơi
Trong vài tháng đầu tiên thì ợ hơi là điều cần thiết để bé thoải mái. Muốn làm điều này, mẹ nên giữ bé trên ngực sao cho cằm bé đặt trên vai mẹ, bạn cũng đừng quên giữ đầu và vai mẹ sau đó nhẹ nhàng vỗ nhẹ, xoa lưng cho bé nhé!
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một phương pháp khác là đặt bé nằm trên hai chân mẹ, sau đó giữ cằm cũng như quai hàm bé , giúp bé ngẩn cao để máu không dồn nhanh về đầu. Tiếp đến nhẹ nhàng vỗ lưng hoặc xoa cho bé.
5. Cách cho bé bú mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và cần thiết cho bé. Do đó, mẹ cần phải biết cho con bú đúng cách. Để làm được điều này, mẹ có thể mua các thiết bị hỗ trợ cho con bú thích hợp. Nếu trong khi bú mà bé hay buồn ngủ thì mẹ có thể cù chân bé nhẹ nhàng để cho bé tỉnh táo, bởi điều này sẽ đảm bảo bé sẽ không ngủ quên khi còn đói.
6. Cách massage cho bé
Việc massage cho bé sơ sinh sẽ không chỉ giúp cho xương cũng như cơ bắp của bé phát triển tốt mà còn giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên, massage thì cũng cần có quy tắc và để massage cho bé thành công thì mẹ nên tuân thủ thực hiện theo cách bước như: Massage cho bé bằng dầu thực vật bắt đầu từ chân, sau đó là cánh tay, ngực và cuối cùng đến lưng của bé.
7. Cách tắm cho bé
Tắm cho con là việc mà rất nhiều bà mẹ trẻ vô cùng lo lắng và e ngại. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau: Nếu là bé sơ sinh thì bạn chỉ cần tắm bằng cách dùng khăn sạch, sau đó lau rửa người cho bé trong tuần đầu tiên trong đời. Đến khi dây rốn khô và tự rơi xuống thì mẹ mới nên cho bé tắm bồn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thường xuyên tắm cho bé hàng ngày, đều đặn. Bên cạnh đó, trước khi tắm cho bé mẹ cũng đừng quên kiểm tra nhiệt độ nước có vừa ấm không nhé và một nguyên tắc cần nhớ là hãy ở bên bé trọn vẹn khoảng thời gian này, tránh lơ là làm việc khác dù chỉ là 1 giây.
Khi tắm cho bé mẹ nên giám sát bé không rời dù chỉ 1 giây nhé
8. Cách thay tã cho bé
Bố mẹ cần phải chú ý về cách thay tã cho bé sao cho đúng đến khi dây rốn khô và rụng. Cụ thể, là không bao giờ để tã cao hơn rốn bé, bên cạnh đó, mép tã cũng phải luôn ở dưới rốn bé. Một vài điều khác mẹ cũng cần ghi nhớ là, hãy dùng khăn lau cho bé từ trước ra sau, nhất là đối với bé gái để tránh nhiễm trùng. Theo đó, vùng da quấn tã cũng cần phải đảm bảokhô, thoáng trước khi mặc tã mới. Nên kiểm tra thường xuyên hơn nếu bé bị hăm tã, vì tã bẩn cũng là một trong các nguyên nhân khiến bé bị hăm tã.
9. Cách liên kết với bé
Mẹ có thể liên kết với bé bằng da kề da và hãy nhìn vào mắt bé để nói chuyện với bé. Mặc dù lúc này bé chưa hiểu được những lời nói của mẹ nhưng lại hữu ích trong việc tăng thêm sự gắn bó giữa mẹ và con. Tầm nhìn của bé lúc này không rộng, chỉ khoảng 30cm, cho nên mẹ hãy đến gần bé và đừng quên mỉm cười, trò chuyện cùng bé nhé!
Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ sẽ yên tâm hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh để con luôn khoẻ mạnh, phát triển tốt. Chúc bố mẹ thành công và bé yêu nhà mình luôn khoẻ mạnh, nhanh chóng lớn nhé!