3 tháng đầu thai kỳ bà bầu tập yoga như thế nào mới tốt?

Tập Yoga là một trong những cách thức tuyệt vời vừa giúp bà bầu giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi lại tăng cường sức khoẻ, giảm ốm nghén hiệu quả trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, đâu mới là bài tập Yoga phù hợp nhất ở 3 tháng đầu thai kỳ?

1. Tại sao bà bầu nên tập Yoga trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Yoga là một trong số ít các bộ môn mà mẹ bầu có thể luyện tập trong giai đoạn thai kỳ, thậm chí là lúc sau sinh nhất là ở tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu các mẹ bầu biết cách tập luyện khoa học với những bài tập Yoga nhẹ nhàng, có cường độ phù hợp, chị em còn có thể giảm thiểu được tình trạng ốm nghén hiệu quả.

Bên cạnh đó, cũng bởi những động tác nhẹ nhàng trong Yoga chủ yếu sử dụng việc điều hòa hơi thở và kết hợp vận động các cơ. Do đó, Yoga sẽ giúp cho các mẹ bầu có được một tinh thần thoải mái và một cơ thể dẻo dai. Ngoài ra, việc thường xuyên tập luyện những động tác Yoga còn giúp mẹ bầu di chuyển nhẹ nhàng hơn, các khớp và cơ vận động cũng sẽ được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau, làm tăng thêm sức mạnh để chống đỡ lưng, vai và cột sống.

Tập Yoga giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai

Tập Yoga giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai

Không chỉ vậy, các bài tập Yoga còn có thể giúp cho mẹ bầu lưu thông khí huyết, giảm thiểu các cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi mang thai. Chính vì vậy, việc bà bầu tập Yoga thường xuyên cũng là một trong những cách giúp cho các mẹ bầu giảm stress, giảm nghén cực kỳ hiệu quả.

Đặc biệt, đối với các bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ, Yoga  là một lựa chọn khá tốt. Thế nhưng, chị em nên cần tham khảo ý kiến của các huấn luyện viên để biết được cơ địa, tình trạng sức khỏe của mình phù hợp những bài tập nào, cũng như lên kế hoạch tập luyện cùng cường độ phù hợp nhất, nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

2. Những bài tập Yoga phù hợp cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

2.1.      Tư thế chiến binh 1 (Warrior 1)

Bước 1: Bà bầu đứng thẳng ở tư thế ngọn núi, sau đó xoay người theo hướng chân trái, lúc này mũi chân phải cũng xoay 45 độ về hướng bên trái.

Bước 2: Tiếp tục đẩy người về phía trước, sau đó hạ người xuống sao cho chân trái song song với sàn nhà.

Bước 3: Hai tay lên trần nhà, đồng thời mở rộng lồng ngực, giữ nguyên tư thế Yoga này từ 30 đến 60 giây.

Bước 4: Về lại tư thế ban đầu và đổi bên.

Bài tập yoga với tư thế chiến binh cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Bài tập yoga với  tư thế chiến binh cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

2.2. Tư thế Tree Pose (Vrksasana)

Bước 1: Tư thế đứng thẳng, dồn trọng tâm về chân trái, nâng gối phải lên, sau đó giữ bàn chân phải hướng vào phía trong đùi trái, mũi chân hướng xuống sàn nhà.

Bước 2: Xương chậu cần được giữ ở trạng thái cân bằng, hai tay chập lại giữ trên hông, mắt nhìn thẳng. Mẹ bầu nên giữ nguyên tư thế này từ 30 - 60 giây sau đó đổi bên.

Bài tập Yoga với tư thế Tree Pose cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Bài tập Yoga với tư thế Tree Pose cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

2.3.Tư thế Eagle Pose (Garudasana)

Bước 1: Tư thế đứng thẳng, hai chân bắt chéo lên nhau, gối hạ thấp xuống.

Bước 2: Hai cánh tay đưa lên trước mặt, sau đó xoắn hai cẳng tay vào nhau, mũi bàn tay hướng lên phía trần nhà.

Bước 3: Tiếp tục, chân phải bắt chéo qua chân trái, đồng thời móc mũi chân phải vào bắp chân của chân trái, giữ trong 30 giây rồi quay lại trạng thái ban đầu sau đó đổi bên.

Bài tập Yoga với tư thế Eagle Pose cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Bài tập Yoga với tư thế Eagle Pose cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

3. Một số lưu ý cho bà bầu khi tập Yoga trong 3 tháng đầu thai kỳ

Để hạn chế làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nếu có tập Yoga thì cần lưu ý những điều sau:

- Mẹ bầu nên tập những động tác Yoga nhẹ nhàng, dễ dàng, tránh lựa chọn những bài tập khó.

- Các mẹ bầu nên tập trung để lắng nghe cơ thể mình, thư giãn, tịnh tâm giúp cho tinh thần được thoải mái.

- Ngoài ra, các mẹ cũng không nên tập luyện quá lâu, mà chỉ nên tập luyện từ 15 đến 20 phút mỗi ngày.

- Mẹ bầu cần phải ngừng tập ngay và thông báo cho huấn luyện viên để thay đổi bài tập khi cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng hay nghiêm trọng hơn là ra máu.

- Với những mẹ bầu bị cao huyết áp, có tiền sử sinh non, có máu dọa sảy thai thì tuyệt đối không nên luyện tập những bài tập đòi hỏi phải dùng sức, thay vào đó nên tập những động tác nhẹ nhàng cho tinh thần được thoải mái, thư giãn.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu chỉ nên tập luyện những động tác đơn giản để giảm stress, không nên cố gắng tập luyện những động tác quá khó để tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi các mẹ nhé.